Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực Marketing hay dịch vụ, chắc hẳn bạn đã từng nhiều lần được nghe về khái niệm 7P Marketing Mix. Thế nhưng một điều đáng buồn hiện nay là mô hình 7P Marketing Mix không được một số marketer đánh giá cao. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm và rất có thể sẽ khiến bạn bị rẽ sai hướng trên con đường xác định mục tiêu khách hàng cho doanh nghiệp.
Vậy bạn đã biết 7P Marketing Mix là gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm Marketing Mix 7P và cách áp dụng mô hình 7P và trong thực tế nhé.
Marketing Mix là gì?
Trước khi tìm hiểu về Marketing 7P, bạn cần phải hiểu rõ định nghĩa về Marketing mix.
Đưa đúng sản phẩm hoặc kết hợp chúng ở đúng nơi, đúng thời điểm với đúng mức giá.
Phần khó là làm thế nào để bạn có thể làm tốt cả 4 điều này!
Trước tiên bạn cần biết mọi khía cạnh về kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Như tôi đã lưu ý trước đây, Marketing Mix chủ yếu liên quan đến 4P marketing, 7P trong marketing, và giả thuyết 4Cs được phát triển vào những năm 1990.
7P trong marketing là gì?
7P là mô hình marketing mix gồm 7 yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing).
Chuyên gia marketing E. Jerome McCarthy đã tạo ra Marketing 4P vào những năm 1960.
Thuật ngữ này sau đó đã được mở rộng thành marketing 7P & được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều trường học kinh tế đã dạy khái niệm này trong các lớp marketing cơ bản.

Mô hình 7P trong marketing
Cơ sở hình thành mô hình 7P
Chúng ta gọi thời đại marketing là giai đoạn bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 20 khi mô hình kinh doanh chuyển từ định hướng sản xuất sang định hướng thị trường và sau này nói chính xác hơn là định hướng khách hàng (chính xác hơn nữa là khách hàng tiêu dùng).
Lộ trình chuyển đổi tư duy kinh doanh này hình thành một loạt các khái niệm và định nghĩa mới giúp marketing thực sự trở thành một môn khoa học ứng dụng hiệu quả.
Trong những thập kỷ gần đây, những doanh nghiệp thành công và bền vững đều là doanh nghiệp định hướng marketing (gọi là marketing-oriented company), khác với hai thế lực doanh nghiệp khác là “doanh nghiệp thành công nhờ chính sách nhà nước” và “doanh nghiệp thành công dựa vào nguồn tài nguyên”.
Tuy nhiên hẳn quý vị cũng đồng ý với chúng tôi rằng các thế lực này không phải là mục tiêu để chúng ta nghiên cứu, để noi gương hay theo đuổi trong tiến trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Mô hình Marketing 7P – từ Tầm nhìn đến thực tiễn Quản trị
Quá trình này được đối chiếu về lý thuyết từ nhận thức của quản trị doanh nghiệp từ mô hình “5 thế lực” của Michael Porter lấy doanh nghiệp làm chủ thể, sang mô hình “4P” lấy “khách hàng” làm trọng tâm mà Philip Kotler đã đúc kết.
Các phép toán vĩ mô càng ngày càng trở nên rắc rối và khó hiểu theo sự tăng trưởng mức độ phức tạp của nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó là sự chuyển đổi trong nghiên cứu tâm lý từ quan điểm tâm sinh lý cá nhân (Pavlov và Sigmund Freud) sang Tâm lý Nhân văn mang tính cộng đồng của Abraham Maslow.
Sự hiểu biết của chúng ta về Con người dưới góc độ tâm lý và nhu cầu mặc dù vẫn còn nhiều bí ẩn nhưng rất nhiều quy tắc ứng xử mang tính cộng đồng đã được ghi nhận dưới sự phân tích thống kê. Tuy nhiên Tương lai là một bí ẩn lớn nhất mà càng ngày nhà doanh nghiệp càng không thể chủ quan.
Cả Michael Porter và các học giả Marketing ngày nay đều có chung quan điểm rằng chiến lược đúng là đi tìm “con đường riêng” cho mình để đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn bí ẩn của Con người.
Cả Michael Porter và các học giả Marketing ngày nay đều có chung quan điểm rằng chiến lược đúng là đi tìm “con đường riêng” cho mình để đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn bí ẩn của Con người.
Xem thêm: Marketing quốc tế là gì? Bí quyết để phát triển chiến lược marketing quốc tế
7P trong marketing gồm những yếu tố nào?
Yếu tố đầu tiên phải để đến đó là:
Product (sản phẩm)
Nếu doanh nghiệp của bạn không có sản phẩm (dịch vụ) kinh doanh thì quá là buồn cười đúng không?
Product là yếu tố quan trọng nhất và là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ chiến lược marketing nào.
Đây cũng là yếu tố bắt buộc phải có khi phân tích SWOT hay mix các yếu tố trong marketing.
Mỗi sản phẩm đều có vòng đời tồn tại của nó, từ khi còn trong trứng đến khi phát triển, bão hòa và suy thoái. Điều này được những người làm marketing miêu tả rất chi tiết thông qua vòng đời sản phẩm.

Thực ra sơ đồ này cũng không chuẩn xác lắm vì bên nước ngoài họ còn 1 chu kỳ là nghiên cứu sản phẩm, lúc này doanh số bằng 0 thậm chí là bị âm.
Chỉ cần theo dòng đời sản phẩm bạn có thể mix rất nhiều yếu tố thêm vào nhằm tạo ra chiến dịch marketing bén nhọn nhất.
Yếu tố tiếp theo chính là:
Price (Giá cả)
Người Việt thường có câu “giá cả với anh không thành vấn đề” nhưng mỗi khi báo giá xong đều “mất hút con mẹ hàng lươn“. Đây là tâm lý chung của đại đa số người việt vì họ luôn thích rẻ và nhiều.
Chiến lược giá đối với các thị trường quốc tế như thế nào mình cũng không biết vì mình chưa có chiến dịch ở quy mô như vậy.
Nhưng ở thị trường Việt Nam mình chắc chắn với các bạn rằng, giá luôn là yếu tố quan trọng chỉ sau sản phẩm.
Giá cả luôn là yếu tố nhạy cảm đối với người việt, vì vậy bạn cần có chiến lược định giá phù hợp để tối đa hiệu quả marketing.
Những chiến lược định giá này mình sẽ có 1 bài chuyên sâu hướng dẫn riêng cho các bạn.
Tiếp theo đó là:
Place (Địa điểm)
Địa điểm ở đây nói đến là địa điểm bám sản phẩm, dịch vụ. Hiện nay thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, bởi vậy địa điểm này không chỉ bó gọn ở các cửa hàng vật lý mà nó còn bao gồm cả các shop online nữa.
Địa điểm này cũng không ám chỉ nguyên vị trí của nó mà còn là cả kênh phân phối để chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Hiện nay có nhiều kênh phân phối khác nhau như: trực tiếp, qua trung gian, đại lý….
Mọi điều về địa điểm và kênh phân phối mình sẽ có 1 bài chuyên sâu phân tích, bởi phạm vi bài này hạn chế ở mức độ cơ bản nên mình sẽ không đi sâu hơn.
Yếu tố tiếp theo là:
Promotion (Xúc tiến hay Quảng bá)
Quảng bá là quá trình rất quan trọng khi doanh nghiệp muốn thông tin sản phẩm dịch vụ của mình tới những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Người làm marketing thường rất nhanh nhạy trong vấn đề quảng bá nên mình cũng không nói quá nhiều về phần này. Cơ bản khi quảng bá bạn cần phải trả lời được các câu hỏi:
- Khách hàng bạn thường nhận thông tin từ đâu?
- Làm sao để tiếp cận được khách hàng của bạn
- Khi nào là thời điểm tốt nhất để quảng bá sản phẩm?
- Những kênh nào là kênh thông tin chính tiếp cận khách hàng?
- Có tốt hay không khi sử dụng các kênh online hoặc truyền thống?
- Chiến lược quảng bá của đối thủ là gì?
- …
Hiện tại mức độ cạnh tranh các dịch vụ sản phẩm tại Việt Nam là khá cao. Nếu không có những chiến dịch quảng bá hiệu quả sẽ thật khó khăn khi kinh doanh tại thị trường đầy khốc liệt này.
Tiếp theo là những biến số nâng cao, nếu doanh nghiệp của bạn lớn, bắt buộc bạn phải quan tâm tới những biến số này.
People (Con người)
Yếu tố con người mới phát sinh khoảng thế kỷ 21 trở về đây khi marketing đã ra đời (năm 1902) được hơn 1 thế kỷ.
Yếu tố con người không chỉ đề cập đến nhân sự trong doanh nghiệp mà còn cả đối tác và khách hàng của bạn.
Đối với vấn đề này mình nghĩ bạn cần nghiên cứu qua về quan hệ công chúng (PR – Public relations). Nó không chỉ giúp bạn giữ mối quan hệ tốt với đối tác, khách hàng mà tạo ra một môi trường, văn hóa riêng của doanh nghiệp.
Process (Quy trình)
Đối với những doanh nghiệp nhỏ hoặc các startup chắc hẳn chưa quan tâm tới yếu tố này. Các doanh nghiệp lớn đối với mỗi hoạt động họ đều có quy trình cụ thể để chuẩn hóa doanh nghiệp.
Khi chuẩn hóa quy trình sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu nhiều bước không đáng có và tiết kiệm chi phí tối đa.
Giảm thiểu ở đây có thể là toàn bộ kênh bán hàng của bạn, hệ thống thanh toán, hệ thông phân phối và các quy trình, bước có vai trò trong việc đảm bảo doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả.
Physical Evidence (Trải nghiệm thực tế)
Nó là bằng chứng vật lý về sự hiện diện và thành lập của một doanh nghiệp. Một khái niệm về điều này là việc xây dựng thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.
VD: Nếu bạn điều được vào chỗ trống chứng tỏ thương hiệu đó đã đi sâu vào tâm trí của bạn
- Trắng như …..
- …. Siêu mỏng cánh
- Trà giải nhiệt….
- …
Họ thao túng nhận thức của người dùng, mỗi khi gợi ý khách hàng đều có thể liên tưởng đến sản phẩm dịch vụ của họ.
Khi tìm hiểu đến P thứ 7 này nghĩa là bạn đã biết cơ bản về 7P trong marketing. Mỗi 1 P đều là một mảng kiến thức sâu và rộng mà bạn cần nhiều thời gian có thể tiêu hóa chúng.
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ Quanlykho.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.
Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit