Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Trong bài viết này tôi xin giới thiệu cách tính một vài chỉ số tài chính quan trọng.
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Công thức :Hệ số thanh toán ngắn hạn nhằm đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng 12 tháng bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vòng 12 tháng tới.
• Nếu chỉ số trên 1: An toàn
• Nếu chỉ số dưới 1: Có thể doanh nghiệp đang dùng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn, dẫn đến vốn lưu động ròng âm
Hệ số thanh toán nhanh
Công thức :
Hệ số thanh toán nhanh sẽ đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn hạn cao hơn sơ với hệ số thanh toán ngắn hạn
Nếu hệ số này trên 0,5 lần : an toàn
Khả năng thanh toán lãi vay
Công thức :
Chỉ số này sẽ đánh giá mức độ lợi nhuận trước khi trả lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm
• Nếu chỉ số này <1: doanh nghiệp khả năng bị lỗ
• Nếu chỉ số =2: an toàn
Khả năng hoàn trả nợ vay
Công thức :
Chỉ số này sẽ đánh giá khả năng trả lãi vay bằng tiền mặt chứ không phải từ lợi nhuận hạch toán
• Nếu chỉ số này <1: doanh nghiệp bị lỗ
• Nếu chỉ số tối thiểu = 2: an toàn
Khả năng thanh toán lãi vay
Công thức :
Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao.
Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay.
Và mức an toàn tối thiểu : 1 lần
Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính ( cơ cấu vốn )
Hệ số tự tài trợ
Công thức : Vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn
Ý nghĩa : Đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của DN và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu
Đánh giá :
-nói chung : hệ số cao thường an toàn
-Mức tối thiểu :
+ 15% đối với cho vay có TSBĐ
-20% đối với cho vay không có bảo đảm
Hệ số đòn bẩy tài chính
Công thức : Tổng tài sản bình quân / Vốn chủ sở hữu bình quân
Ý nghĩa : thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của DN. Hệ số này cũng cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE
Đánh giá :
-Ngân hàng mong muốn một tỷ lệ thấp
Hệ số tài sản cố định
Công thức : Tài sản cố định / vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa : Đánh giá mức độ ổn định của việc đầu tư vào TSCĐ
Đánh giá :
-Nói chung , hệ số nhỏ thể hiện an toàn
Hệ số thích ứng dài hạn
Công thức : Tài sản dài hạn / ( vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn )
Ý nghĩa : Đánh giá khả năng DN có thể trang trải tài sản dài hạn bằng các nguồn vốn ổn định dài hạn
Đánh giá :
-hệ số này không được vượt quá 1
Tỷ số nợ trên tài sản
Tỷ số nợ trên tài sản = (Tổng nợ/Tổng tài san) x 100%
Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay.
Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành
Xem thêm: Hướng dẫn cách sắp xếp kho hàng thông minh cho mỗi doanh nghiệp
Chỉ số hoạt động
Lợi nhuận bán hàng
1. Biên lợi nhuận thuần (Profit Margin)
Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các ngành.
Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần
Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí quản lý, bán hàng, v.v – Thuế TNDN phải nộp
2. Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)
Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động/ Doanh thu thuần
Trong đó: Thu nhập hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ
3. Biên EBITDA (Earnings before interest, taxes, depreciation, and amortization)
Biên EBITDA = Lợi nhuận trước thuế và khấu hao/ Doanh thu thuần
4. Biên EBT
Chỉ số này cho biết khả năng hoạt động của hoạt động doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận truớc thuế = Thu nhập trước thuế/ Doanh thu
5. Biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng/ Doanh thu
6. Biên lợi nhuận phân phối
Chỉ số này cho biết bao nhiêu doanh thu được phân phối cho các chi phí cố định trong mỗi đơn vị hàng bán ra.
Biên lợi nhuận phân phối = Tổng doanh thu phân phối/ Doanh thu
Trong đó: Doanh thu phân phối = Doanh thu – Chi phí biến đổi
Nhóm chỉ số hiệu suất hoạt động
Nhóm chỉ số này được sử dụng để đánh giá năng lực quản lý, sử dụng tài sản hiện có trong doanh nghiệp.
Số vòng quay hàng tồn kho:
Hệ số này phản ánh: 1 đồng vốn hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ?
Số vòng quay hàng tồn kho phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh, chính sách tồn kho của doanh nghiệp.
Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho lớn hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành thể hiện: việc tổ chức, quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ kinh doanh, giảm lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho.
Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thể hiện: doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức, dẫn đến ứ đọng hàng tồn kho hoặc tình hình tiêu thụ sản phẩm chậm.
Từ số vòng quay hàng tồn kho, ta tính được số ngày trung bình thực hiện 1 vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay nợ phải thu:
Hệ số này phản ánh: trong kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng? Phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh: kể từ lúc xuất giao hàng đến khi thu được tiền bán hàng thì mất bao lâu?
Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách bán chịu, việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp.
Số vòng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ánh: số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.
Vòng quay vốn lưu động càng lớn, thể hiện hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao.
Chỉ tiêu này phản ánh: để thực hiện 1 vòng quay vốn lưu đồng, cần bao nhiêu thời gian?
Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh và ngược lại.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá mức độ sử dụng vốn cố định trong kỳ của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá mức độ sử dụng tài sản cố định trong kỳ của doanh nghiệp.
Vòng quay tài sản (Vòng quay toàn bộ vốn):
Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản hiện có của doanh nghiệp.
Hệ số này chịu ảnh hưởng đặc điểm kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý, sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Hiệu quả hoạt động
a/ Vòng quay tổng tài sản
Chỉ số thể hiện khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp nhờ đầu tư vào tổng tài sản.
Cách tính:
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản trung bình
b/ Vòng quay tài sản cố định
Thay vì tính tổng tài sản như vòng quay tổng tài sản thì chỉ số này chỉ tính với tài sản cố định.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tài sản cố định trung bình
c/ Vòng quay vốn cổ phần
Phản ánh khả năng tạo ra doanh thu từ việc doanh nghiệp đầu tư vào tổng vốn cổ phần.
Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần / Tổng vốn cổ phần trung bình
Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
1. Tỷ suất lợi nhuận gộp
Công thức :
Chỉ số này thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào trong 1 quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lưu ý, chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
2. Tỷ suất sinh lời của tài sản ( ROA )
Công thức :
Tỷ suất này sẽ đo lường kết quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận
Tỷ số càng cao càng tốt.
3. Tỷ suất sinh lời của VCSH ( ROE )
Công thức :
Tỷ suất này phản ánh hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu
Hệ số càng cao càng tốt.
Nhóm chỉ số giá thị trường
Hệ số giá trên thu nhập:
Ý nghĩa: Nhà đầu tư hay thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu để đổi lấy 1 đồng thu nhập hiện tại của doanh nghiệp?
Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách:
Ý nghĩa: Phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách một cổ phần của doanh nghiệp.
Việc am hiểu các chỉ số tài chính giúp bạn hiểu về doanh nghiệp, sẽ giúp bạn chọn lựa được những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, sức khỏe tài chính tốt… Đây cũng là nguyên tắc quan trọng “Lựa chọn doanh nghiệp” khi bạn ra quyết định đầu tư, giúp bạn giảm thiểu được rủi ro thua lỗ.
Xem thêm: Marketing quốc tế là gì? Bí quyết để phát triển chiến lược marketing quốc tế
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ quanlykho.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.
Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit