Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh mới trên thế giới có thể giúp cho những người kinh doanh áp dụng, tạo ra lợi nhuận một cách dễ dàng hơn. Vậy thì bài viết này chúng ta hãy cùng nhau cập nhật, tìm hiểu về những mô hình kinh doanh trên thế giới mà được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
Mô hình kinh doanh nào đang phổ biến trên thế giới?
Mô hình kim tự tháp
Đây là một mô hình kinh doanh mới trên thế giới được áp dụng phổ biến nhất. Theo vào đó thì doanh thu khi kinh doanh sẽ tới từ những cá nhân hoặc đơn vị bán lẻ sản phẩm. Người sáng lập sẽ là đỉnh của kim tự tháp, các đại lý bán buôn ở dưới, cửa hàng và cá nhân bán lẻ thì ở dưới cùng. Mô hình này không cần nhiều tiền để đầu tư trong khi doanh thu thì đến từ hoa hồng là chủ yếu.
Tại Việt Nam thì mô hình này cũng đã được áp dụng khá tốt, tuy nhiên có một số đơn vị đã biến tướng chúng thành đa cấp cho nên việc áp dụng bị hạn chế lại phần nào. Mô hình kinh doanh này rất phổ biến và từ khi xuất hiện cho tới nay thì chưa hề biến mất, dù là đơn vị kinh doanh vào thời kỳ nào cũng ít nhiều áp dụng hình thức này. Đây cũng được xem là mô hình kinh doanh cơ bản nhất.
Mô hình chia sẻ sở hữu
Chia sẻ quyền sở hữu cũng là một trong số những mô hình kinh doanh mới trên thế giới. Trong mô hình này thì đơn vị kinh doanh sẽ cho thuê cả sản phẩm hoặc là dịch vụ theo như thỏa thuận để thu hút được khách hàng. Đặc biệt đối với khách hàng ít quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ, không có nhu cầu mua thì có thể thuê. Ví dụ như thay vì bán ô tô thì có thể cho thuê với thời hạn nhất định.
Mô hình hệ sinh thái
Đây cũng là mô hình kinh doanh mới trên thế giới, tuy nhiên việc áp dụng lại chưa được dễ dàng bởi vì cần có quy mô tương đối lớn. Trong mô hình này, các sản phẩm và dịch vụ sẽ có liên kết với nhau để tạo thành một hệ sinh thái nhất định. Ví dụ như bạn có thể sử dụng smartphone với cả ứng dụng từ microsoft hay là google, apple…. các ứng dụng này sẽ có chung tài khoản quản trị chẳng hạn.
Mô hình hệ sinh thái cần có quy mô khá lớn.
Hoặc đơn giản hơn thì Vingroups là một ví dụ. Một số dự án của Vingroup có tích hợp cả nhà ở Vinhome, trường học Vinschool, bệnh viện Vinmec, trung tâm thương mại Vincom…. Từ đó mà mọi thứ khép kín lại thành một hệ sinh thái đầy đủ. Khi sử dụng một sản phẩm, dịch vụ này rồi bạn sẽ muốn dùng thêm dịch vụ khác nữa trong hệ sinh thái, tạo nên sự phát triển cho bên cung cấp.
Mô hình thương mại điện tử
Thương mại điện tử là mô hình kinh doanh mới trên thế giới và được áp dụng tại Việt Nam khoảng 4 năm về trước. Đây không chỉ là một đơn vị sản xuất sản phẩm hay dịch vụ tạo nên sàn thương mại điện tử, mà là khách hàng sẽ đưa sản phẩm, dịch vụ của mình lên trên sàn thương mại điện tử. Tất nhiên là khi bán được hàng thì người bán cũng sẽ phải có chiết khấu cho sàn thương mại điện tử.
Bạn có thể hiểu rằng, những website thương mại điện tử như lazada, tiki, shopee sẽ cho phép người khác mang sản phẩm lên đó để bán, và sau khi bán được hàng thì sẽ cần phải có chiết khấu theo phần trăm doanh thu cho bên thương mại điện tử. Với hình thức này thì người bán hàng sẽ dễ tiếp cận tới người có nhu cầu hơn. Bên phía thương mại điện tử cũng sẽ có được doanh thu.
Mô hình nhượng quyền thương hiệu
Đây là mô hình kinh doanh mới trên thế giới và mang tới hiệu quả cao bậc nhất hiện nay. Với hình thức này thì những bên đã có thương hiệu sản phẩm, dịch vụ nổi tiếng có thể mang thương hiệu của mình đi cho bên khác thuê. Lúc này thì người bán hàng sẽ dùng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh. Mô hình này đang được hưởng ứng đông đảo tại Việt Nam.
Tại Việt Nam thì mô hình nhượng quyền mang tới rất nhiều tích cực.
Bên nhượng quyền thì sẽ có được doanh thu từ việc cho đơn vị khác sử dụng thương hiệu của mình. Khách hàng thì có được sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu đã nổi tiếng để kinh doanh. Người mua hàng hay dùng dịch vụ thì sẽ yên tâm hơn bởi mua hàng từ phía thương hiệu uy tín. Vậy cho nên hình thức này mang tới nhiều phản ứng tích cực đến từ tất cả các bên tham gia.
Mô hình đại siêu thị
Đặc biệt đối với những đơn vị kinh doanh online thì mô hình này mang tới rất nhiều lợi ích. Bằng cách thu thập dữ liệu như là giới tính, độ tuổi, thói quen, sở thích, phản hồi của khách hàng…. thì các siêu thị online sẽ biết mình cần kinh doanh cái gì, như thế nào để đạt được lợi nhuận tốt nhất. Amazon là một ví dụ thành công lớn đối với mô hình đại siêu thị này.
Trên đây là một số gợi ý của GMarks Vietnam, các bạn có thể tham khảo, và tùy vào trường hợp cụ thể của bản thân mình để lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Chúc bạn thành công.